Insulin là hợp chất rất quen thuộc với người mắc bệnh tiểu đường. Những để hiểu sâu hơn về vai trò, tác dụng phụ, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc. Thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Insulin là gì?

  • Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohuydrate trong cơ thể. Nó còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể
  • Isulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt độngcủa bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Nó cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (2)

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (2)

Thuốc insulin có những dạng và hàm lượng nào?

Ngày nay, hai thương hiệu thuốc insulin phổ biến nhất là insulin Mixtard và insulin Lantus (có chứa insulin glargine).

Thuốc insulin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Ống tiêm
  • Bút tiêm
  • Bơm insulin
  • Ống hít insulin
  • Dạng phun.

Vai trò của Insulin

  • Gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm.
  • Insulin tăng cường hấp thu glucose
  • Làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen

Đặc biệt, nó có sự tác động lớn đến lượng đường trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Và thuốc sẽ giúp gây ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose từ đó đi vào máu.

Trường hợp cơ thể không đủ insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng glucose vào máu gây ra bệnh đái tháo đường.

Các loại Insulin khi sử dụng

Insulin tác dụng nhanh

Bắt đầu hoạt động khỏng 15 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trong 2 đến 4 giờ. Nên tiêm insulin trước bữa ăn và thường tiêm trước insulin tác dụng kéo dài, những loại insulin tác dụng nhanh gồm : insulin gluisine, insulin lispro, insulin aspart.

Insulin tác dụng ngắn

Bắt đầu có tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 2 đến 3 giờ và có tác dụng kéo dài trong 3 đến 6 giờ. Nên tiêm insulin trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài, những loại insulin tác dụng ngắn gồm : humulin R, Novolin R.

Insulin tác dụng trung bình

Bắt đầu có tác dụng khoảng 2 đến 4 giờ sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 4 đến 12 giờ sau đó, kéo dài tác dụng trong 12 đến 18 giờ. Sử dụng loại insulin này 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Insulin tác dụng trung bình gồm : NPH (Humulin N, Novolin N)

Inuslin tác dụng kéo dài

Bắt đầu có tác dụng nhiều tiếng sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 24 giờ. Nếu cần thiết, nên sử dụng loại này phối hợp với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn. Những loại insulin tác dụng kéo dài gồm: insulin detemir (Levemir), insulin glargine (Lantus).

Insulin hỗn hợp

Là loại insulin trộn sẵn 2 loại insulin tác dụng nhanh và tác dụng dài trong cùng 1 loại hoặc cùng 1 mũi tiêm. Vì vậy thuốc sẽ có 2 tác dụng, một là insulin nhanh đối với lượng carbohydrat trong bữa ăn và tác dụng insulin dài để tạo nên nồng độ insulin nền

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (3)

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (3)

Một số điều cần lưu ý khi dùng Insulin

  • Giúp hạ hạ đường huyết mạnh nhất.
  • Không có giới hạn liều dùng.
  • Thuốc chỉ tiêm ở dưới da (bụng, cánh tay, đùi).
  • Được dùng kết hợp với thuốc viên.
  • Dùng để điều trị khi thiếu Insulin.
  • Nó trộn sẵn được tiêm 2 lần mỗi ngày (sáng, chiều). Hoặc loại analog có thể tiêm 3 lần/ngày.
  • Được dùng để truyền tĩnh mạch khi cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, khi phẫu thuật hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu.
  • Với mỗi người bệnh có biểu hiện bệnh khác nhau thì có thể điều chỉnh số lần tiêm tăng lên.

Nên điều trị bằng insulin trong trường hợp nào?

  • Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, điều trị bằng insulin là cần thiết vì đây là bệnh do insulin gần như không tiết ra từ tuyến tụy.
  • Với tiểu đường tuýp 2 là lúc insuin trở nên khó hoạt động hiệu quả trong cơ, gan và việc tiết insulin giảm, việc điều trị sẽ bổ sung insulin bằng cách tiêm và phục hồi chức năng của insulin trong cơ thể.

Ngoài ra, lúc tình trạng đường huyết cao tiếp tục tiếp dẫn, khi có một vòng luẩn quẩn glucotoxicity, trong đó tuyến tụy bị tổn thương và suy giảm chức năng tiết insulin cũng điều trị bằng cách tiêm insulin. Bằng cách này chức năng của tuyến tụy sẽ hồi phục và bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường huyết mà không cần sử dụng insulin.

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (4)

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (4)

Liều lượng và cách dùng thuốc insulin như thế nào?

Cách dùng

  • Các dạng bào chế insulin đều có thể tiêm dưới da trong đa số trường hợp. Nhưng chỉ insulin tác dụng ngắn hòa tan mới có thể tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch, tiêm bắp khi điều trị hôn mê đái tháo đường cần hấp thụ nhanh. Insulin hòa tan cũng được dùng qua đường màng bụng cho người bệnh thẩm tách màng bụng liên tục ngoại trú. Khi dùng đơn độc, insulin hòa tan thường được tiêm 3 hoặc nhiều lần trong ngày. Thuốc được dùng hầu hết phối hợp với một insulin tác dụng trung gian hay dài để phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Khi đó, insulin hòa tan được rút vào bơm tiêm đầu tiên, và sau khi đã trộn với insulin khác phải tiêm ngay.
  • Loại chế phẩm insulin , dạng bào chế, đường và số lần dùng thuốc phải được lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh, tuy nhiên insulin người hiện nay thường được dùng cho những người bệnh mới.

Liều dùng

  • Liều khởi đầu thông thường ở người lớn vào khoảng 20 - 40 đvqt/ngày, tăng dần khoảng 2 đvqt/ngày, cho tới khi đạt được nồng độ glucose máu mong muốn.
  • Nhiều cách điều trị bao gồm dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan cùng với một insulin tác dụng trung gian, như insulin isophan hoặc dịch treo hỗn hợp insulin kẽm. Phối hợp như vậy thường được tiêm dưới da ngày 2 lần với 2/3 tổng liều trong ngày tiêm trước bữa ăn sáng và 1/3 còn lại tiêm trước bữa ăn chiều.
  • Hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton: Insulin cũng là một phần điều trị thiết yếu trong xử trí cấp cứu nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Chỉ được dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan. Ðiều trị bao gồm bồi phụ dịch thỏa đáng, liệu pháp bicarbonat, bổ sung kali và trị liệu insulin.
  • Liều đầu tiên: 10 - 15 đvqt insulin hòa tan (hoặc 0,15 đvqt/kg) tiêm tĩnh mạch cả liều.
  • Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục insulin: 10 đvqt mỗi giờ (hoặc 0,1 đvqt/kg/giờ)
  • Hoặc cách khác: Tiêm bắp insulin, liều đầu tiên 10 đvqt (hoặc 0,1 đvqt/kg) mỗi giờ. Nhưng tránh dùng cách này cho người bệnh bị hạ huyết áp vì không dự đoán được sự hấp thu thuốc.
  • Ðiều chỉnh liều insulin theo nồng độ glucose máu.
  • Trẻ em: Liều khởi đầu tiêm insulin được khuyên dùng ở trẻ em phát hiện sớm bị tăng glucose huyết trung bình và không có ceton niệu là 0,3 đến 0,5 đvqt/ kg/ngày, tiêm dưới da.
Insulin điều trị bệnh tiểu đường (5)

Insulin điều trị bệnh tiểu đường (5)

Tác dụng phụ của insulin là gì?

Hạ đường huyết là tác dụng phụ phổ biến nhất có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng insulin. Các triệu chứng hạ đường huyết bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Nạn đói
  • Mệt mỏi
  • Mồ hôi
  • Đau đầu
  • Đánh trống ngực
  • Tê quanh miệng
  • Ngứa trong ngón tay
  • Run rẩy
  • Cơ yếu
  • Nhìn mờ
  • Nhiệt độ lạnh
  • Ngáp quá mức
  • Cáu gắt
  • Mất ý thức

Bảo quản Insulin thế nào?

  • Bảo quản ở những nơi không có ánh sáng và nhiệt. Nếu không bảo quản nó trong tủ lạnh thì hãy bảo quản nó ở mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,33 độ C và 26,67 độ C)
  • Không được để insulin đông lạnh, nếu nó bị đông thì không được dùng, kể cả khi nó được rã đông.
  • Bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2,22 độ C đến 7,78 độ C. Nếu bảo quản hợp lý, nó sẽ có tác dụng tốt đến ngày hết hạn in trên chai
  • Giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang sử dụng gần đây ở nhiệt độ phòng (từ 13,33 độ C và 26,67 độ C)

Insulin cập nhật ngày 29/04/2020:

https://www.drugs.com/drug-class/insulin.html

Insulin cập nhật ngày 29/04/2020:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Insulin